Tuesday, August 26, 2014

Kế toán Việt Nam tiến gần các chuẩn mực quốc tế

Dịch vụ Kế toán Việt Nam tiến gần các chuẩn mực quốc tế

Hai điểm mới trong dự án Luật Kế toán mà các đại biểu Quốc hội chuyên trách đang thảo luận là chuẩn hóa hệ thống dịch vụ kế toán VN theo chuẩn mực quốc tế, và công nhận kế toán là một ngành dịch vụ trong nền kinh tế. VnExpress đã trao đổi với Ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Chế độ kế toán - Bộ Tài chính, về dự luật này.
- Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường phàn nàn là cùng một hoạt động kinh doanh nhưng họ phải làm hai báo cáo tài chính khác nhau, một cho công ty mẹ và một cho cơ quan tài chính VN. Vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào?
- Để quản lý các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, nhà nước quy định tiêu chí báo cáo tài chính buộc doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế tuân thủ, không loại trừ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng hệ thống kế toán của ta đến nay mới hòa hợp 70-80% chuẩn mực kế toán quốc tế, nên xảy ra việc chỉ một hoạt động kinh doanh nhưng phải có 2 báo cáo tài chính khác nhau.
Theo tôi, nước nào có nền kinh tế chuyển đổi đều vấp phải vấn đề này. Hướng xử lý mà Bộ Tài chính đang tiến hành và đã được đưa vào dự luật này là VN phải sớm ban hành bộ chuẩn mực kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) có 35 chuẩn mực kế toán cho nền kinh tế thị trường phát triển, và khuyến cáo các nước nên tiếp cận hay sử dụng những chuẩn mực này. Hiện các nước thực hiện theo 3 cách: sử dụng toàn bộ hệ thống này (như các nước có nền kinh tế thị trường phát triển); dựa vào chuẩn mực IFAC để soạn thảo hệ thống nguyên tắc kế toán phù hợp với điều kiện phát triển của mình; và tạo hệ thống kế toán riêng hoàn toàn (như Trung Quốc đang áp dụng). VN theo cách thứ hai, và tới nay đã công bố tổng cộng 10 chuẩn mực kế toán. Theo cam kết hội nhập, đến 2005 sẽ công bố hết 35 chuẩn mực kế toán phù hợp với hệ thống do IFAC ban hành. Lúc đó kế toán VN sẽ phù hợp 90% kế toán quốc tế. Tôi nghĩ lúc đó việc phải làm 2 bản báo cáo tài chính sẽ cơ bản chấm dứt.
- Dự luật dành một chương về hoạt động nghề nghiệp kế toán. Phải chăng từ trước đến nay ta chưa coi đây là một nghề nghiệp đặc thù?
- Trước đây, người ta chỉ hiểu nhân viên kế toán là người làm việc tại doanh nghiệp, công sở. Nhưng từ khi ta mở cửa, các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào một loại hình kinh doanh dịch vụ mới là dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính. Bất cứ đơn vị kinh doanh nào cũng có thể thuê nhân viên kế toán, kể cả kế toán trưởng, mà không cần một cán bộ cơ hữu như trước.
Kế toán là một công việc đặc thù, liên quan đến trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp với nhà nước, đến yêu cầu công khai minh bạch tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy cần phải có luật điều chỉnh. Dự luật lần này sẽ đưa ra những tiêu chuẩn với người hành nghề kế toán (như phải được đào tạo, có chứng chỉ, độc lập về chuyên môn nghiệp vụ), cũng như trách nhiệm của họ khi có sai sót trong dịch vụ kế toán.
- Những đơn vị nào được thuê kế toán ngoài?
- Toàn bộ khu vực dân doanh, có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng doanh nghiệp nhà nước có được thuê kế toán ngoài không thì còn tranh cãi, bởi liên quan đến vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Theo tôi, nếu doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì có thể thuê kế toán được. Đơn vị sử dụng vốn ngân sách như các cơ quan hành chính, sự nghiệp cũng không được thuê vì nhà nước phải quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính. Kế toán trưởng phải là công chức, do nhà nước quản lý.
- Theo dự thảo, Bộ Tài chính sẽ là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kế toán. Tại sao ta không để tổ chức hiệp hội nghề nghiệp là Hội Kế toán đảm nhiệm chức năng này như các nước thường làm?
- Các nước theo nền kinh tế thị trường, khu vực tư nhân phát triển mạnh nên rất chú trọng nghiệp vụ kế toán. Từ lâu họ coi đó là một nghề nên đã sớm hình thành tổ chức nghề nghiệp. Các hội kế toán của họ có danh tiếng, tự quản lý thành viên, kiểm soát lẫn nhau, được phép ban hành các chuẩn mực kế toán, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tổ chức sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề... Còn ta phải vài năm sau khi mở cửa, đến 1994 mới thành lập Hội Kế toán VN. Kế toán lại là một nghề mới nên trước mắt nhà nước phải quản lý. Tôi nghĩ với xu hướng hội nhập này, qua buổi giao thời khoảng 7 năm nữa, khi Hội Kế toán phát triển mạnh thì mới có khả năng tự quản lý được.
Nghĩa Nhân VnExpress.NET

 

Vingroup thành lập công ty con vốn 6 tỷ đồng

Vingroup thành lập công ty con vốn 6 tỷ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) vừa thông báo thành lập công ty con. Theo đó, đơn vị này có tên Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ và Quản lý Bất động sản chuyên nghiệp VINPM, với vốn điều lệ 6 tỷ đồng, do Vingroup nắm 100% vốn.

Trước đó, vào tháng 6, Vingroup cũng thông báo thành lập công ty con Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển Thế Hệ Mới, với vốn điều lệ gần 1.500 tỷ đồng. Công ty này được tách từ Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển Thời Đại.
Hàn Phi VnExpress.NET

 

Từ 1-6 đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng

Từ 1-6 đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng

Ngày 15-4, Chính phủ ban hành Nghị định số 43 về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1-6-2010. Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
Bằng cách đăng ký qua mạng điện tử, các doanh nghiệp sẽ không phải chờ đợi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Thay vì phải trực tiếp đến cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiều thủ tục đăng ký rườm rà, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Cụ thể quy định việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Hồ sơ nộp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.

Trường hợp người thành lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử, việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử vẫn có thể được thực hiện theo quy trình: sau khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, doanh nghiệp sẽ in Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử từ hệ thống này. 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên vào Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi nhận được Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 

Rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận
Thay vì quy định 10 ngày như trước đây, Nghị định mới quy định trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. 

Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 

Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện. Ở cấp tỉnh là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Riêng Hà Nội và TP.HCM có thể thành lập thêm 1 hoặc 2 cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh do UBND thành phố quyết định. Ở cấp huyện sẽ thành lập Phòng đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong 2 năm gần nhất. 

Trường hợp không thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thì UBND cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh.
5 thành phố thí điểm

Nghị định quy định UBND 5 thành phố: Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xem xét thí điểm chuyển cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sang hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu. 

Ngoài ra, Nghị định còn có một số điểm mới như: doanh nghiệp đăng ký trùng tên với doanh nghiệp trước đó sẽ không phải đổi tên; mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp, mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp; thống nhất lệ phí đăng ký trên toàn quốc; thống nhất một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh duy nhất và một đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký doanh nghiệp là cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Theo website chinhphu.vn

Wednesday, August 6, 2014

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

 Thủ tục thành lập công ty hợp danh 2014

 (Dân trí) - Tôi và bạn tôi dự định thành lập Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Kính mong Báo Dân trí tư vấn giúp chúng tôi thủ tục thành lập công ty? Trân trọng cảm ơn. (Trần Mạnh hung, mr_manhhung3010@yahoo.com).

(Ảnh minh họa)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 20, Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký thành lập doanh nghiệp thì hồ sơ để thành lập công ty hợp danh bao gồm các loại giấy tờ như sau:
2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh. Các thành viên phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;
3. Danh sách thành viên công ty lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải có:
a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân;
b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập là pháp nhân.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Do đó các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên và nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời gian để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ doanh nghiệp.
Nguồn: http://dantri.com.vn/ban-doc/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-hop-danh-617745.htm

Tự do kinh doanh và nỗi ám ảnh gián đất

Thành lập Doanh nghiệp và nổi khó khăn trong kinh doanh

Thành lập Doanh nghiệp và kinh doanh những gì pháp luật không cấm, nhưng nếu thả cửa hoàn toàn yêu cầu đăng ký ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp thì cơ chế hậu kiểm có gánh nổi hệ lụy sau đó?

Mất tiền tỷ vì kinh doanh "nhầm" cấm
Đầu tháng 3, các dân ở xã Quang Phú, tỉnh Bắc Ninh đã tiêu hủy hàng tấn gián đất. DN phải rút lại, xóa bỏ ngành nghề kinh doanh loại côn trùng này trong giấy phép. Giấc mơ về lợi nhuận béo bở biến mất, cuốn theo hàng trăm triệu đồng đã đầu tư, chỉ vì, người dân và DN đã kinh doanh nhầm vào ngành nghề bị cấm.


Điều ngang trái nhất là trước đó, Sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh đã cấp phép kinh doanh cho DN. Đến mức, DN này đã tưởng "ngon ăn", chi 2 tỷ đồng, định mở rộng đầu tư và xin Sở cho bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh là chăn nuôi gián đất vào Chứng nhận đăng ký thành lập DN.

Đó là trường hợp "gặp nạn kinh doanh" của ông Nguyễn Đình Nguyên, Giám đốc công ty cơ khí thương mại Hoàng Hiệp. Dẫn lại vụ việc này, Luật sư Đinh Nhật Quang, Văn phòng Luật sư Leadco bình luận, chỉ vì sự thiếu thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà hệ quả, nhà đầu tư phải chịu thiệt hại lớn. Rủi ro này khó mà đo đếm được, bởi việc kinh doanh trước đó đều hoàn theo thực hiện theo đúng thủ tục.
Dự thảo Luật thành lập Doanh nghiệp sửa đổi do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương soạn thảo đang được bàn luận liên tục trong 2 tháng qua. Nhân dịp này, Luật sư Quang cho rằng, cần triệt để sửa đổi để tránh những rủi ro thiệt hại như vậy.
Doanh nghiệp chết sặc vì bỏ tiền kinh doanh gián đất (ảnh: theo Lao động)
thành lập Doanh nghiệp kinh doanh gián đất chết sạch bỏ tiền (ảnh: theo Lao động)
"Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải được nhất thể hóa trong một văn bản do Chính phủ ban hành, để nhà đầu tư tiện tham chiều. Vụ việc kinh doanh gián đất cho thấy, nếu như tách đăng ký thành lập doanh nghiệp, với việc đáp ứng điều kiện kinh doanh cũng sẽ gây khó khăn cho chính cơ quan quản lý Nhà nước. Thậm chí, hệ lụy có thể là tác động xấu, bởi nhà đầu tư kinh doanh khi chưa đáp ứng đủ điều kiện cần thiết", ông Quang nói.
Mới đây, Bộ KHĐT cũng đề nghị, Chính phủ chỉ cần ban hành hệ thống mã số các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cập nhật theo thời gian, thay vì hệ thống mã các ngành nghề kinh tế hiện nay. Các doanh nghiệp cũng dễ dàng tham chiếu, tránh khỏi rủi ro sai lầm.
Lo khó hậu kiểm
Một điểm mới đang gây tranh cãi khác trong dự thảo Luật thành lập doanh nghiệp sửa đổi là vấn đề đăng ký kinh doanh.
Theo giới thiệu của Ths Phan Đức Hiếu, Phó Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), dự luật bãi bỏ hẳn việc phải đăng ký ghi ngay ngành nghề kinh doanh khi xin thành lập doanh nghiệp, trừ những ngành có điều kiện. Đồng thời, luật cũng xóa bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, ví dụ như yêu cầu về chứng chỉ hành nghề của thành viên ban giám đốc, hay xác nhận vốn pháp định...
Thành lập doanh nghiệp sẽ nhanh gọn hơn khi bỏ ghi ngành nghề kinh doanh
Thành lập doanh nghiệp sẽ nhanh gọn hơn khi bỏ ghi ngành nghề kinh doanh
Tuy nhiên, hướng cởi mở này đang khiến nhiều nhà nghiên cứu luật lo ngại.
Một chuyên gia trong ngành luật băn khoăn, tinh thần của ta là không cấm kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Nhưng nếu loại bỏ cụ thể ngành nghề kinh doanh ghi  trong giấy phép thành lâp doanh nghiệp như hiện nay thì cần phải cẩn trọng, xem xét lại. Nếu không, tất cả các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh và gây ra lãng phí nguồn lực. Nhà nước sẽ rất khó kiểm soát.
Luật sư Quang dự báo, khi đó, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng sẽ được thỏa mãn ngay cơn khát thành lập doanh nghiệp. Số lượng đăng ký doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng. Nhưng liệu mọi việc sẽ suôn sẻ vậy không? Hay chỉ là chiêu giấu bụi dưới thảm?
"Có thể một số DN sau khi thành lập, sẽ tiến hành hoạt động mà không chờ hoàn tất các điều kiện kinh doanh, gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra tuân thủ và gây tác động xấu tới xã hội", ông Quang cho biết.
Theo ông, điều kiện kinh doanh chính là để sàng lọc, loại bỏ những nhà đầu tư thiếu năng lực. Việc gắn kết giữa thành lập DN và điều kiện kinh doanh cũng chính rào cản giúp các nhà đầu tư chưa đủ năng lực tiết kiệm chi phí... Rào cản đó còn giúp cơ quan nhà nước không phải hậu kiểm các nhà đầu tư trong việc mở doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh cần điều kiện.
TS Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng thừa nhận, hiện đang có nhiều bộ, hiệp hội lo lắng về vấn đề này.
Tuy nhiên, theo ông, thủ tục đăng ký  ngành nghề ngay khi thành lập doanh nghiệp đang tạo ra nhiều rủi ro, phiền hà không cần thiết. Mặc dù chúng ta vẫn theo tinh thần, DN được kinh doanh những gì pháp luật không cấm nhưng lại phải đăng ký và ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không được ghi là mà doanh nghiệp lại tham gia kinh doanh thì sẽ là không hợp pháp, DN có thể bị bị xử phạt hành chính thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi có tranh chấp thì những hợp đồng làm ăn rất dễ bị tuyên bố vô hiệu chỉ vì vấn đề này.
Ông Cung cho rằng, điểm mới này chính là một bước tiến lớn đối của DN. Cơ hội kinh doanh mở ra cho mọi người dân mà không có hạn chế nào. Môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ thu hút đầu tư. Việt Nam cũng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh. TP HCM đã khẳng định, nếu không còn yêu cầu ghi ngành nghề kinh doanh thì công việc của họ giảm đi 1/3.
 
Theo Phạm Huyền
VEF

30000 doanh nghiệp chào đời tại hai đầu tàu kinh tế

Thành lập doanh nghiệp tại hai đầu tàu kinh tế đạt con số 30000

 (Dân trí) - Trong 9 tháng đầu năm, trong khi tại TP.HCM số vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp giảm phân nửa so với cùng kỳ còn số doanh nghiệp đăng ký mới tăng nhẹ thì ở Hà Nội, số lượng giảm nhưng tổng vốn đăng ký mới lại tăng.

Đã có trên 15.000 doanh nghiệp tại TP.HCM giải thể, ngừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm.
Đã có trên 15.000 doanh nghiệp tại TP.HCM giải thể, ngừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm.

Theo số liệu của các Cục Thống kê, tại địa bàn Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký thành lập ước tính 11.400 doanh nghiệp với số vốn 69.300 tỷ đồng, giảm 8,8% về số doanh nghiệp và tăng 8,2% về vốn so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, tại TP.HCM, riêng trong giai đoạn từ 16/8-15/9, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã cấp phép thành lập mới gần 2.000 doanh nghiệp, tăng khá mạnh so với cùng kỳ.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/9 đã có gần 19.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp lại bằng 54,2% cùng kỳ năm trước.

Như vậy, nếu Hà Nội giảm về số lượng, tăng về vốn thì tại TP.HCM, giảm về tổng vốn nhưng tăng về số lượng. Nói cách khác, quy mô thành lập doanh nghiệp mới trong 9 tháng đầu năm nay tại Hà Nội lớn hơn so năm trước và ở TP.HCM thì ngược lại.

Tại báo cáo lần này, Cục Thống kê Hà Nội không cung cấp số liệu doanh nghiệp đóng cửa, trong khi đó, tại TP.HCM, 8 tháng đầu năm đã có trên 15.000 doanh nghiệp ngưng nghỉ hoạt động, bằng 83,4% số doanh nghiệp tăng trong kỳ (bao gồm doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới và số doanh nghiệp tái hoạt động sau thời gian ngưng nghỉ).

So với 8 tháng cùng kỳ, số doanh nghiệp ngưng nghỉ giảm 4,5%; riêng khu vực có vốn nước ngoài tăng 36,3% (tăng 57 doanh nghiệp), bằng 61,% số doanh nghiệp mới tăng trong kỳ.

Lãi suất cho vay giảm nhưng tiếp cận vốn còn hạn chế

Theo Cục Thống kê Hà Nội, ước tính 9 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,88% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp xây dựng tăng 7,42% (đóng góp 3,28% vào mức tăng chung).

Cơ quan thống kê nhận định, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn do sức mua yếu, hàng tồn kho nhiều, lãi suất cho vay ngân hàng tuy giảm nhưng tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh còn hạn chế...

Trước tình hình đó, Thành phố đã có các hoạt động nhằm tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh thành lập doanh nghiệp trên địa bàn thông qua tổ chức hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và lãnh đạo thành phố, giữa cộng đồng doanh nghiệp với ngân hàng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp...

Tại khu vực dịch vụ, giá trị tăng thêm đạt 8,9% (đóng góp 4,47% vào mức tăng chung). Do tiền lương cơ bản từ tháng Bảy tăng 9,5% so với trước, nên các ngành khối hành chính sự nghiệp như quản lý nhà nước, giáo dục, văn hoá, y tế… có tốc độ tăng khá. Các ngành dịch vụ khác tốc độ tăng vẫn được duy trì.

Trong khi đó, giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chỉ đạt 2,35% (đóng góp 0,13% vào mức tăng chung). Vụ mùa năm nay, mặc dù tình hình sâu bệnh không đáng kể, nhưng do thời tiết không thuận thuận lợi, mưa nhiều gây ngập úng một số diện tích lúa và hoa mầu, nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, khoai lang, đậu tương, rau... cho năng suất thấp hơn cùng kỳ. Đầu tháng Tám, do ảnh hưởng của hoàn lưu hai cơn bão số 5 và 6, nên nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng.

Tại TP.HCM, GRDP 9 tháng ước đạt 532.000 tỷ đồng (theo giá thực tế), tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đóng góp của khu vực dịch vụ lớn nhất với mức tăng 5,86%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,75% và mức đóng góp của khu vực nông lâm thủy sản là 0,05%. Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 222.000 tỷ đồng chiếm 41,7% GDP, tăng 6,4%.

Cơ quan thống kê ước tính, tốc độ tăng GDP cả năm 2013 của thành phố sẽ đạt khoảng 9,2%. Trong đó khu vực dịch vụ tăng 10,7% và khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 7,1%.

Bích Diệp

Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/30000-doanh-nghiep-chao-doi-tai-hai-dau-tau-kinh-te-781827.htm

Thành lập doanh nghiệp,thành lập công ty, dịch vụ kế toán