Saturday, September 13, 2014

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

QĐND - Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP), giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Tháo gỡ khó khăn cho thành lập doanh nghiệp đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, trong đó có bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân.

Ngân hàng đã và đang hỗ trợ tích cực thành lập doanh nghiệp
Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp, hoặc không đăng ký của cả nước trong tháng 7 là 4.931 doanh nghiệp, giảm 22,6% so với tháng trước. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong tháng 7 là 1.106 doanh nghiệp, giảm 16,7% so với tháng trước.

Tính chung 7 tháng, cả nước có 42.398 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 262,4 nghìn tỷ đồng, giảm 7% về số doanh nghiệp và tăng 17,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, quá trình sàng lọc, đào thải doanh nghiệp đang diễn ra khá mạnh trong cả nước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp, hoặc không đăng ký của cả nước trong 7 tháng là 37.612 doanh nghiệp, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng vốn của các doanh nghiệp thực sự khó khăn, chắc chắn phải ngừng hoạt động là 291,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 84,5% tổng vốn bổ sung thêm trong kỳ. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng là 9.428 doanh nghiệp, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trên bình diện chung của cả nước, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế có khá hơn so với năm trước, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn.

Tại cuộc hội thảo “Cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 31-7 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều vướng mắc liên quan tới thủ tục thành lập doanh nghiệp, nộp thuế, tiếp cận điện năng và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán..

Các “liều thuốc” đã áp dụng


Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh đúng pháp luật là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế từ đầu năm đến nay, nhiều cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương triển khai, trong đó có cả những giải pháp mang tính “cấp cứu doanh nghiệp”.

Ngày 18-3-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh”. Trong giai đoạn 2014-2015, Chính phủ sẽ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, hạ dần lãi suất cho vay. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng các giải pháp về thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp thuê đất.
Lãnh đạo nhiều địa phương trong cả nước cũng đã tổ chức các hội nghị đối thoại với thành lập doanh nghiệp để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Quỹ đầu tư phát triển TP Đà Nẵng đã có quyết định hỗ trợ doanh nghiệp được vay tối đa 5 tỷ đồng trong thời hạn tối đa một năm với lãi suất 6%/năm. Tính đến cuối tháng 7, đã có 12 ngân hàng thương mại tại Hà Nội đăng ký tham gia chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gần 20 nghìn tỷ đồng và thực hiện ký kết, giải ngân hơn 5 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp.

Thêm nhiều chính sách hỗ trợ thành lập doanh nghiệp


Tại phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ (diễn ra vào 2 ngày 30 và 31-7), Bộ Tài chính đã có Tờ trình về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy sản xuất. Phần lớn các nội dung trong Tờ trình này đã được các thành viên Chính phủ đồng tình. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế không quá 60 ngày đối với số tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) của máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư mà tổng giá trị nhập khẩu từ 100 tỷ đồng trở lên. Đồng thời, gia hạn thời hạn nộp thuế tối đa không quá 2 năm đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) mà NSNN chậm thanh toán. Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư trong các khu công nghiệp thuộc các thành phố, quận mới được thành lập.

Cùng với các giải pháp nêu trên, Bộ Tài chính cũng đề nghị xem xét đưa vào Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ họp sắp tới 15 giải pháp về thuế hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, đề xuất Quốc hội khống chế 15% đối với chi phí quảng cáo, không khống chế đối với: Các khoản chi tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì những chi phí này là cần thiết cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ minh bạch, cụ thể trong tổ chức thực hiện. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 1-7-2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp thuế trong năm 2014...

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhất là các bộ: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát để sớm bãi bỏ, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, nhất là các thủ tục về thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng.

Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) giải quyết khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. NHNN yêu cầu các ngân hàng phải chủ động tiếp cận với các khách hàng có nhu cầu vay vốn để tư vấn, hỗ trợ về việc hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ vay vốn; ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với những dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả.

Hy vọng với các giải pháp quyết liệt và đồng bộ của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, những khó khăn của việc thành lập doanh nghiệp sẽ từng bước được tháo gỡ trong 5 tháng cuối năm nay và những năm tiếp theo./.

Bài và ảnh: ĐỖ PHÚ THỌ

Thành lập doanh nghiệp,thành lập công ty, dịch vụ kế toán