Thursday, September 18, 2014

Doanh nghiệp dịch vụ kế toán: Đối mặt với giấy phép con

(DĐDN) - Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán đưa ra xin ý kiến góp ý của cộng đồng DN và các nhà quản lý. Luật Kế toán chỉ sửa đổi, bổ sung 10 điều của Luật Kế toán hiện hành nhưng theo nhiều DN, dự luật đã đặt thêm hàng loạt giấy phép con cho DN kinh doanh dịch vụ kế toán.

Kiểm toán độc lập được hành nghề trong mọi lĩnh vực, trong khi đó,

dịch vụ kế toán chỉ phục vụ cho đối tượng là các DN siêu nhỏ và nhỏ

Điều đáng quan tâm là những giấy phép "con", giấy phép "cháu" đối với kinh doanh dịch vụ kế toán theo dự thảo Luật Kế toán thiếu tính khả thi.


Thiếu tính khả thi và... quá mức cần thiết
Trước hết, yêu cầu "có ít nhất ba kế toán viên hành nghề" là thiếu tính khả thi vì từ năm 2005 đến nay, Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán mỗi năm một lần, mỗi lần chỉ cấp được khoảng 25 - 30 chứng chỉ. Trong khi đó, khá nhiều người được cấp chứng chỉ lại không hành nghề dịch vụ kế toán. Đến hết năm 2013, chỉ có 192 kế toán viên hành nghề và kiểm toán viên đăng ký hành nghề với Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam (VAA). Với tốc độ đó, sao có đủ kế toán viên hành nghề để thành lập DN theo quy định trên.
Đòi hỏi "tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn" là quá mức cần thiết. Bởi, người có chứng chỉ hành nghề cũng là người lao động , không bắt buộc phải góp vốn vào Cty mà được phép làm việc theo hợp đồng lao động. Quy định đó sẽ gây khó khăn lớn cho việc thành lập DN dịch vụ kế toán khi không thể thuyết phục được người có chứng chỉ hành nghề tham gia góp vốn.
Điều kiện "người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của Cty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề" cũng là điều kiện quá mức cần thiết. Bởi, người đại diện theo pháp luật của DN phải chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của DN và do đó phải có kinh nghiệm quản lý, kiến thức tương đối toàn diện. Không phải bất cứ ai có "chứng chỉ hành nghề kế toán" là đã có kinh nghiệm trong quản lý DN. Do đó, chỉ cần quy định "Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) DN dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán và chỉ người có chứng chỉ hành nghề kế toán mới được ký hợp đồng dịch vụ kế toán là đủ.
Điều kiện "bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ" lại là một... quy định khó hiểu! Bởi lẽ, dịch vụ kế toán không đòi hỏi vốn lớn, cũng không phải là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm có thể phải bồi thường vật chất đến mức phải quy định vốn pháp định. Những rủi ro thường gặp trong dịch vụ kế toán đều có nguyên nhân từ sự không hợp pháp của chứng từ, tài liệu được sử dụng trong công tác kế toán. Song, các hợp đồng dịch vụ kế toán đều quy định về trách nhiệm của khách hàng là "chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự hợp pháp của chứng từ, tài liệu kế toán được cung cấp để sử dụng trong công tác kế toán". Do đó, những khoản DN dịch vụ kế toán phải bồi thường cho khách hàng (nếu có) thường chỉ là phạt vi phạm hành chính từ những lỗi kỹ thuật của kế toán viên. Đó là số tiền không lớn để đến mức DN phải có vốn pháp định.
Quy định "phần vốn góp của người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của DN..." cũng lại thiếu khả thi. Bởi lẽ, dịch vụ kế toán là lĩnh vực "năng nhặt, chặt bị", không phải cứ có chứng chỉ hành nghề kế toán là đã có tiền để góp vốn thành lập DN. Chẳng hạn, một Cty TNHH có 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên có chứng chỉ hành nghề kế toán có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, thì ba thành viên có chứng chỉ hành nghề phải góp ít nhất 505 triệu đồng. Rất ít người có chứng chỉ hành nghề có đủ số tiền theo yêu cầu trên để góp vốn!
Đặc biệt, quy định "phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ của Cty" dựa trên cơ sở nào? DN nước ngoài góp vốn với DN dịch vụ kế toán Việt Nam có bị khống chế như trên hay không? Theo Biểu cam kết về dịch vụ đính kèm Hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán không bị bất kỳ hạn chế nào. Vậy, quy định trên có vi phạm cam kết với WTO?
Hơn nữa, quy định "người có chứng chỉ hành nghề phải có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề" là "đẻ" thêm một "giấy phép cháu". Bởi, một kế toán viên, sau 4 đến 5 năm học đại học và có tới 5 năm công tác, phải trải qua một kỳ thi quốc gia mới lấy được "Chứng chỉ hành nghề kế toán" nhưng để được hành nghề lại phải xin "Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề"!
Hậu quả nhãn tiền
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dự kiến cho ra đời hàng loạt giấy phép con, giấy phép cháu trong lĩnh vực dịch vụ kế toán.
Nguyên nhân phải kể đến trước hết là việc áp đặt phương thức quản lý đối với kiểm toán độc lập cho hoạt động dịch vụ kế toán. Đó là điều không hợp lý, là thổi phồng quá mức tầm quan trọng của dịch vụ kế toán. Bởi vì, giữa kiểm toán độc lập và dịch vụ kế toán có những điểm khác nhau rất cơ bản. Kiểm toán độc lập được hành nghề trong mọi lĩnh vực, trong khi đó, dịch vụ kế toán chỉ phục vụ cho đối tượng là các DN siêu nhỏ và nhỏ. Các DNNN không được sử dụng dịch vụ kế toán; những DN có quy mô vừa và lớn, các DN đã niêm yết trên TTCK, các ngân hàng, tổ chức tín dụng... không sử dụng dịch vụ kế toán mà tổ chức bộ máy kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý. Người có chứng chỉ kiểm toán viên không được hành nghề cá nhân, ngược lại, người có chứng chỉ hành nghề kế toán được hành nghề cá nhân.
Kiểm toán độc lập có sản phẩm riêng là báo cáo kiểm toán, còn sản phẩm của dịch vụ kế toán là hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính của DN khách hàng theo quy định của pháp luật. Về giá trị pháp lý của sản phẩm cung ứng: Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán độc lập được sử dụng với nhiều mục đích như: chia lợi nhuận; liên doanh, liên kết; đấu thầu... Trong khi đó, các báo cáo tài chính do dịch vụ kế toán cung cấp, người đại diện theo pháp luật của DN khách hàng vẫn ký và chịu trách nhiệm và những báo cáo này phần lớn chỉ phục vụ mục đích quyết toán thuế.
Quản lý chặt chẽ về chất lượng dịch vụ kế toán là rất cần thiết. Song, không thể chứng minh được rằng, những điều kiện thiếu tính khả thi, đi ngược lại xu thế của cải cách hành chính được quy định trong dự thảo Luật KT sẽ có tác động nâng cao chất lượng của dịch vụ kế toán. Nhân tố quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán là việc thiết lập và tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng, là việc thường xuyên phải cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề. Bộ Tài chính đã có quy định và VAA đã triển khai thực hiện tương đối tốt những quy định đó từ năm 2009 đến nay. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để những DN đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán hiện nay đăng ký hành nghề với VAA, gia nhập Chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA). Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đảm bảo chất lượng dịch vụ là điều kiện sống còn của các DN dịch vụ kế toán. Do đó, các DN phải thường xuyên quan tâm.

Quản lý chặt chẽ về chất lượng dịch vụ kế toán là rất cần thiết. Song, những điều kiện thiếu tính khả thi, trong dự thảo Luật KT sẽ có tác động nâng cao chất lượng của dịch vụ kế toán.
Dịch vụ kế toán là thị trường còn rất non trẻ ở nước ta. Số DN và kế toán viên đăng ký hành nghề với VAA còn rất ít. Theo đánh giá của VAA, số DN đăng ký hành nghề với VAA chỉ được khoảng 20% trong tổng số DN đang kinh doanh dịch vụ kế toán. Với kế toán viên hành nghề, từ năm 2005 đến nay, Bộ Tài chính đều tổ chức mỗi năm một kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, tức là đã có 9 kỳ thi. Không có số liệu được công bố về tổng số người đã được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán nhưng con số 190 kế toán viên hành nghề đã đăng ký hành nghề với VAA (bao gồm cả một số kiểm toán viên) là rất ít. Điều đó có nghĩa là có rất nhiều người đã được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán nhưng không hành nghề dịch vụ kế toán. Trong bối cảnh trên, với chức năng quản lý nhà nước, Bộ Tài chính cần hỗ trợ cho các DN dịch vụ kế toán tồn tại và hoạt động, có những biện pháp nhằm hạn chế hoạt động của lực lượng "kế toán chạy sô", đơn giản hóa thủ tục hành chính, khuyến khích các DN dịch vụ kế toán đăng ký hành nghề với VAA để có thể quản lý về chất lượng dịch vụ. Khi các DN dịch vụ kế toán đủ mạnh và chiếm lĩnh được thị trường, việc đặt ra những yêu cầu cao hơn để đảm bảo chất lượng dịch vụ sẽ là hợp lý hơn. Đáng tiếc là dự thảo Luật nếu không có sự điều chỉnh sẽ... “ép” các DN dịch vụ kế toán phải rời khỏi thị trường. Và, tất nhiên, lực lượng dịch vụ kế toán bất hợp pháp sẽ "thừa thắng xông lên"!
Kiến nghị từ thực tế
Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, Bộ Tài chính cũng nhận định tác động của việc đặt thêm những điều kiện cho kinh doanh dịch vụ kế toán như sau: "Thực hiện theo phương án này sẽ chặt chẽ hơn đối với cá nhân hành nghề và DN trong việc đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán làm hạn chế sự phát triển về số lượng các DN dịch vụ kế toán thành lập mới". Nhận định trên hoàn toàn đúng và không chỉ "hạn chế sự phát triển về số lượng các DN dịch vụ kế toán thành lập mới" mà sẽ dẫn đến tình trạng nhiều DN dịch vụ kế toán sẽ "biến mất" trên thị trường. Sự biến mất của các DN dịch vụ kế toán sẽ xảy ra theo một trong hai cách. Thứ nhất, chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán vì chủ DN không đủ sức (cả về thời gian và tiền bạc) để "xin" các giấy phép con. Thứ hai, không đăng ký hành nghề, không xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn vô tư kinh doanh dịch vụ kế toán. Chắc chắn rằng, sự "biến mất" theo cách thứ hai sẽ gia tăng. Câu hỏi được đặt ra là: Bộ Tài chính có đủ lực lượng để kiểm tra xử phạt? Câu trả lời là: Không! Và điều đó cũng có nghĩa là, Bộ Tài chính đã chính thức "bàn giao" thị trường dịch vụ kế toán cho lực lượng kế toán hành nghề bất hợp pháp hiện nay! Đến bao giờ chúng ta mới có một thị trường dịch vụ kế toán lành mạnh và những DN dịch vụ kế toán đủ lớn?
9 ... giấy phép để được hoạt động
Điều 55 Luật Kế toán hiện hành được dự Luật KT chia thành 10 điều từ 55a đến 55k với "một rừng" giấy phép con, cháu. Chẳng hạn, một Cty TNHH muốn kinh doanh dịch vụ kế toán phải có đến...9 giấy phép như sau:
Số 1: Phải là thành lập Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên quy định tại tiết a Điều 55c Luật KT.
Theo quy định tại Điều 55d Luật KT, có những giấy phép con sau đây:
Số 2: Có ít nhất ba kế toán viên hành nghề;
Số 3: Có tối thiểu hai kế toán viên hành nghề là thành viên góp vốn;
Số 4: Người đại diện theo pháp luật, GĐ hoặc TGĐ của Cty TNHH phải là kế toán viên hành nghề;
Số 5: Phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
Số 6: Phần vốn góp của những người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của DN.
Số 7: Phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ của Cty.
Số 8: Các kế toán viên hành nghề phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 55b Luật KT;
Số 9: DN phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định tại Điều 55d Luật KT.

Saturday, September 13, 2014

BIDV chính thức được tham gia góp vốn thành lập BIDV-Metlife

BIDV chính thức được tham gia góp vốn thành lập công ty BIDV-Metlife

BizLIVE - Thống đốc vừa có quyết định chấp thuận việc BIDV tham gia góp vốn thành lập công ty BIDV-Metlife.

Ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV (trái) và ông Dustin Ball, Phó chủ tịch phát triển chiến lược khu vực châu Á của Tập đoàn MetLife tại buổi ký kết ngày 26/9/2013 ở Mỹ.
Ngày 11/7/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 4927/NHNN-TTGSNH về việc đề nghị góp vốn thành lập Công ty liên doanh bảo hiểm nhân thọ BIDV-MetLife của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Theo đó, Thống đốc chấp thuận việc BIDV tham gia góp vốn thành lập BIDV-Metlife theo đề nghị tại Công văn số 3258/CV-HĐQT ngày 27/11/2013 của BIDV.

BIDV và Công ty bảo hiểm Metlife có trách nhiệm thực hiện các thủ tục, hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét chấp thuận việc thành lập công ty nêu trên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trước đó, tháng 7/2013, BIDV và Tập đoàn MetLife Inc đã ký bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thành lập công ty liên doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.

Ngày 20/9/2013, NHNN có văn bản số 6927/NHNN-TTGSNH về việc xin chấp thuận chủ trương góp vốn thành lập Công ty liên doanh bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife.

Theo văn bản này, về chủ trương chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tham gia góp vốn thành lập công ty với đối tác Công ty bảo hiểm MetLife theo như đề nghị tại văn bản số 1514/-QLĐT ngày 09/9/2013 của BIDV (dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, tỷ lệ góp vốn BIDV nắm 35% và Tổng công ty bảo hiểm BIDV-BIC nắm 5% với mức vốn điều lệ dự kiến là 1.000 tỷ đồng).
Theo hợp đồng, BIDV MetLife có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, Việt Nam với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, kinh doanh ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Dự kiến BIDV MetLife sẽ chính thức hoạt động vào năm 2014.

Nga và Trung Quốc nhất trí đầu tư 10 tỷ USD thành lập công ty phát triển hạ tầng

Nga và Trung Quốc nhất trí đầu tư 10 tỷ USD thành lập công ty

Tập đoàn Rostec của Nga và Sinomach của Trung Quốc sẽ đầu tư 10 tỷ USD để thành lập công ty chuyên phát triển hạ tầng.

Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga và hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc Sinomach đã đạt được thỏa thuận sơ bộ nhất trí đầu tư 10 tỷ USD để thành lập công ty chuyên về các dự án cơ sở hạ tầng, Rostec cho biết hôm 5/9.

Giám đốc điều hành Rostec Sergei Chemezov cho biết, sự hợp tác giữa 2 bên sẽ đặt nền móng cho việc thành lập "đối tác công nghệ toàn cầu" chuyên thực hiện các dự án phức hợp tại Nga, châu Phi, Nam Mỹ và nhiều nơi khác.

Chemeroz cho biết thêm sẽ thành lập một tổ công tác để xác định phạm vi hoạt động của thành lập công ty mới và những dự án sẽ thực hiện.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

QĐND - Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP), giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Tháo gỡ khó khăn cho thành lập doanh nghiệp đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, trong đó có bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân.

Ngân hàng đã và đang hỗ trợ tích cực thành lập doanh nghiệp
Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp, hoặc không đăng ký của cả nước trong tháng 7 là 4.931 doanh nghiệp, giảm 22,6% so với tháng trước. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong tháng 7 là 1.106 doanh nghiệp, giảm 16,7% so với tháng trước.

Tính chung 7 tháng, cả nước có 42.398 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 262,4 nghìn tỷ đồng, giảm 7% về số doanh nghiệp và tăng 17,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, quá trình sàng lọc, đào thải doanh nghiệp đang diễn ra khá mạnh trong cả nước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp, hoặc không đăng ký của cả nước trong 7 tháng là 37.612 doanh nghiệp, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng vốn của các doanh nghiệp thực sự khó khăn, chắc chắn phải ngừng hoạt động là 291,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 84,5% tổng vốn bổ sung thêm trong kỳ. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng là 9.428 doanh nghiệp, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trên bình diện chung của cả nước, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế có khá hơn so với năm trước, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn.

Tại cuộc hội thảo “Cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 31-7 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều vướng mắc liên quan tới thủ tục thành lập doanh nghiệp, nộp thuế, tiếp cận điện năng và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán..

Các “liều thuốc” đã áp dụng


Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh đúng pháp luật là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế từ đầu năm đến nay, nhiều cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương triển khai, trong đó có cả những giải pháp mang tính “cấp cứu doanh nghiệp”.

Ngày 18-3-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh”. Trong giai đoạn 2014-2015, Chính phủ sẽ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, hạ dần lãi suất cho vay. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng các giải pháp về thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp thuê đất.
Lãnh đạo nhiều địa phương trong cả nước cũng đã tổ chức các hội nghị đối thoại với thành lập doanh nghiệp để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Quỹ đầu tư phát triển TP Đà Nẵng đã có quyết định hỗ trợ doanh nghiệp được vay tối đa 5 tỷ đồng trong thời hạn tối đa một năm với lãi suất 6%/năm. Tính đến cuối tháng 7, đã có 12 ngân hàng thương mại tại Hà Nội đăng ký tham gia chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gần 20 nghìn tỷ đồng và thực hiện ký kết, giải ngân hơn 5 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp.

Thêm nhiều chính sách hỗ trợ thành lập doanh nghiệp


Tại phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ (diễn ra vào 2 ngày 30 và 31-7), Bộ Tài chính đã có Tờ trình về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy sản xuất. Phần lớn các nội dung trong Tờ trình này đã được các thành viên Chính phủ đồng tình. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế không quá 60 ngày đối với số tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) của máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư mà tổng giá trị nhập khẩu từ 100 tỷ đồng trở lên. Đồng thời, gia hạn thời hạn nộp thuế tối đa không quá 2 năm đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) mà NSNN chậm thanh toán. Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư trong các khu công nghiệp thuộc các thành phố, quận mới được thành lập.

Cùng với các giải pháp nêu trên, Bộ Tài chính cũng đề nghị xem xét đưa vào Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ họp sắp tới 15 giải pháp về thuế hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, đề xuất Quốc hội khống chế 15% đối với chi phí quảng cáo, không khống chế đối với: Các khoản chi tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì những chi phí này là cần thiết cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ minh bạch, cụ thể trong tổ chức thực hiện. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 1-7-2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp thuế trong năm 2014...

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhất là các bộ: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát để sớm bãi bỏ, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, nhất là các thủ tục về thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng.

Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) giải quyết khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. NHNN yêu cầu các ngân hàng phải chủ động tiếp cận với các khách hàng có nhu cầu vay vốn để tư vấn, hỗ trợ về việc hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ vay vốn; ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với những dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả.

Hy vọng với các giải pháp quyết liệt và đồng bộ của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, những khó khăn của việc thành lập doanh nghiệp sẽ từng bước được tháo gỡ trong 5 tháng cuối năm nay và những năm tiếp theo./.

Bài và ảnh: ĐỖ PHÚ THỌ

Friday, September 12, 2014

Ai không được mở doanh nghiệp kinh doanh?

Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh được Chính phủ tạo chính sách, điều kiện làm thủ tục khá nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền được thành lập doanh nghiệp.

Theo Luật thành lập Doanh nghiệp thì chỉ những người sau đây không được mở doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp có quy định:

Điều 13: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý thành lập doanh nghiệp:

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Ảnh minh họa

3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Như vậy có thể thấy: Thứ nhất: Các hạn chế đối với việc thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Thứ hai: Các hạn chế đối với việc mua cổ phần của Công ty Cổ phần, góp vốn vào Công ty TNHH, Công ty Hợp danh.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Giảm thủ tục hành chính trong hoạt động của doanh nghiệp

Sáng 10/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về cải cách thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ KH&ĐT phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục rà soát và cương quyết ngay trong năm 2014 giảm 50% thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận cuộc họp.

Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết từ năm 2007 cả nước đã thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và các thủ tục liên quan đến con dấu của doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa” liên thông. Theo cơ chế này, tổ chức, cá nhân đăng lý thành lập doanh nghiệp chỉ phải nộp một bộ hồ sơ duy nhất, tại một đầu mối tiếp nhận duy nhất để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp và một mã số doanh nghiệp duy nhất trên một quy trình chuẩn thống nhất trong phạm vi cả nước. Cơ chế một cửa đã giúp giảm đáng kể thời gian thực hiện 3 thủ tục cơ bản của quá trình gia nhập thị trường theo quy định từ 32 ngày làm việc (giai đoạn trước năm 2005) xuống còn tối đa 5 ngày làm việc (kể từ năm 2008 đến nay).
Tuy nhiên, cũng theo Bộ này, công tác đăng ký kinh doanh vẫn tồn tại một số hạn chế cả về quy định pháp lý và tổ chức thực hiện, gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tăng rủi ro và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, giảm tính chủ động, linh hoạt, hạn chế cơ hội kinh doanh cũng như cản trở quá trình rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp.
Để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thành lập, giải thể doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT đã đưa ra một loạt các kiến nghị để giảm thủ tục cũng như thời gian. Chẳng hạn giải pháp liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh với thủ tục đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội, khắc dấu dự kiến sẽ giảm được 50% số thủ tục và thời gian khởi sự doanh nghiệp chỉ còn 5 ngày thay vì 16 ngày, tương đương với các nước trong OECD (5 ngày); cao hơn các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương (7 ngày), ASEAN + Trung Quốc và Timor Leste (9 ngày).
Tại cuộc làm việc, ý kiến của các Bộ Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tư pháp, Công an cho thấy nếu tiếp tục rà soát thì có thể bãi bỏ hoặc đơn giản hóa nhiều thủ tục và quy trình khác liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Chẳng hạn như thực hiện mua hóa đơn trong 1 ngày theo Quy định của Nghị định 51; bỏ thuế môn bài; bỏ quy định mua hóa đơn và nộp thế đối với người cho thuê nhà (cả nước hiện có khoảng 85.000-90.000 người cho thê nhà); giảm thủ tục và cải tiến quy trình thủ tục liên quan đến đất đai; giảm thời gian tiếp cận điện (giảm từ 132 ngày xuống 37 ngày)…
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát thể chế liên quan đến hoạt động đăng ký kinh doanh; đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh; giải thể doanh nghiệp, “cương quyết giảm 50% thời gian thực hiện thủ tục ngay trong năm 2014, tức giảm từ bình quân 4 ngày hiện nay xuống còn 2 ngày”.
Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục rà soát các quy định liên quan như thủ tục thành lập công đoàn; thủ tục về hóa đơn thuế, thuế môn bài của Bộ Tài chính; thủ tục khắc dấu, đăng ký dấu, thủ tục về phòng cháy, chữa cháy của Bộ Công an; thủ tục tiếp cận điện của Bộ Công Thương; thủ tục đánh giá tác động môi trường, việc thành lập văn phòng đăng ký đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường để đề xuất đơn giản hóa quy trình, cắt giảm thủ tục không cần thiết, hoặc nếu không cắt giảm thủ tục thì phải giảm thời gian làm thủ tục. Một nội dung mà Thủ tướng lưu ý các Bộ, ngành là việc rà soát tất cả các loại quy hoạch, nhất là các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm… Thủ tướng cho rằng rất nhiều quy hoạch hiện nay chất lượng kém, chồng chéo, phi thị trường và không cần thiết, đây cũng là một cản trở cho hoạt động ra nhập thị trường, hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
Để đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nước, Thủ tướng đề nghị sau khi rà soát, đánh giá, các Bộ, ngành cần đề xuất thành các quy định trong Luật, trong đó có Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật thành lập Doanh nghiệp (sửa đổi); quy định trong Nghị định, Thông tư và Thông tư liên tịch. “Chúng ta không thể chỉ mong muốn, kêu gọi mà ý chí của chúng ta phải thể hiện bằng luật pháp” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói và cho rằng việc quy định trong luật cũng phải đảm bảo rõ ràng, thuận lợi, công khai, minh bạch. “Cái nào cấm phải nói rõ là cấm, cái nào là kinh doanh có điều kiện phải nói rõ các điều kiện; trong kinh doanh có điều kiện hay điều kiện kinh doanh, cái nào thực hiện tiền kiểm, cái nào hậu kiểm phải hết sức rõ ràng, minh bạch”.
Anh Sơn

Cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp không quá 2 ngày

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: Cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp không quá 2 ngày

ANTĐ - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp xuống còn 2 ngày, thay vì trung bình 4 ngày như hiện nay.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc


Nối tiếp những chỉ đạo trực tiếp và điều hành quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, thuế, hải quan, sáng 10-9 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập, giải thể doanh nghiệp và hoạt động đầu tư. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ, nếu tất cả các tỉnh với đúng tinh thần phục vụ sẽ rút ngắn việc làm thủ tục được rất nhiều thời gian. Đây là nhiệm vụ cấp bách với các lĩnh vực thủ tục hành chính khác nhằm tạo bước đột phá, xóa bỏ các rào cản đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết từ năm 2007, bộ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và các thủ tục liên quan đến con dấu của doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa” liên thông. Cơ chế một cửa đã giúp giảm đáng kể thời gian thực hiện 3 thủ tục cơ bản của quá trình gia nhập thị trường theo quy định từ 32 ngày (trước năm 2005) thì từ năm 2008 đã giảm xuống tối đa 5 ngày.

Trong đó, thời gian cơ quan thuế cấp mã số doanh nghiệp là 2 ngày làm việc và thời gian cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ, trả kết quả cho doanh nghiệp là 3 ngày làm việc Từ năm 2010, hệ thống thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp quốc gia đã được thiết lập, góp phần làm thay đổi căn bản quy trình, nghiệp vụ đăng ký kinh doanh.

So với các thủ tục hành chính khác, thì thủ tục về đăng ký kinh doanh đang được xếp thứ nhất về mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới cũng xếp Việt Nam vào vị trí thứ 4 trong 10 nước được đánh giá có cải cách mạnh mẽ nhất về đăng ký thành lập doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2010.
Tuy nhiên thực tế cơ chế liên thông vẫn chưa hoàn thiện và thiếu tính thống nhất, dẫn đến cách hiểu, áp dụng và thực hiện quy trình khác nhau, không chỉ tạo ra thủ tục hành chính phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài mà còn phát sinh cơ chế xin cho, nhũng nhiễu, tiêu cực. Tình trạng tồn đọng hồ sơ, không đảm bảo thời gian xử lý vẫn còn diễn ra ở một số nơi. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để cạnh tranh được thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện môi trường đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.


Làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại bộ phận 1 cửa Sở Kế hoạch Đầu và Đầu tư Hà Nội
Trên thực tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, thời gian trung bình để hoàn tất các thủ tục này là khoảng 4 ngày. Trên cơ sở phân tích rõ thời gian cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp trung bình các địa phương trên cả nước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo thống nhất thời gian cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp tối đa 2 ngày ngay trong năm nay. “ Chỉ lấy cơ sở 18 tỉnh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp dưới 2 ngày thì tất cả các tỉnh, thành khác làm theo đúng như thế. Dứt khoát phê bình các tỉnh còn kéo dài thời gian và yêu cầu thực hiện đúng. Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư chịu trách nhiệm về việc này…”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.
Để cải cách thủ tục hành chính về thành lập, giải thể doanh nghiệp, nhất là hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các lãnh đạo bộ, ngành tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống thể chế về đầu tư, kinh doanh, nhất là cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, xóa bỏ rào cản của môi trường đầu tư, cải cách thủ tục gia nhập thị trường và thực hiện dự án đầu tư, tạo thuận lợi cho người dân doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

 

Thursday, September 11, 2014

Doanh nghiệp dịch vụ kế toán gặp khó

Luật Kế toán VN có hiệu lực thi hành từ 1.1.2004. Hơn 8 năm qua, đã có nhiều DN kinh doanh dịch vụ kế toán (DNDVKT) được thành lập và hoạt động. Song, hiện nay các DNDVKT đang gặp những khó khăn quá lớn.

Lực lượng cạnh tranh gay gắt nhất là những người đang hành nghề dịch vụ kế toán tự do, còn gọi là "kế toán chạy sô". Hầu hết các "kế toán chạy sô" đều không có chứng chỉ hành nghề kế toán, không đăng ký kinh doanh. "Kế toán chạy sô" đã "đánh bại" các DNDVKT với phí dịch vụ rất thấp. Và đương nhiên, do không đăng ký hành nghề nên cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và Hội Kế toán - Kiểm toán VN (KTKT) không thể kiểm tra, giám sát được chất lượng dịch vụ.

Tình trạng vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp đã xảy ra một cách phổ biến. Không ít trường hợp đã "bỏ của chạy lấy người" khi năng lực chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu, gây hậu quả lớn cho DN sử dụng DVKT. Nghiêm trọng hơn, đã xuất hiện tình trạng giữ chứng từ kế toán của chủ DN để "tống tiền". Theo quy định của pháp luật, phần lớn các Cty kiểm toán đều cung ứng dịch vụ kế toán. Với cái danh kiểm toán, các Cty kiểm toán độc lập dễ dàng tranh giành khách hàng với các DN làm dịch vụ kế toán đơn thuần. Dịch vụ đại lý thuế cũng chen chân vào lĩnh vực kế toán. Do có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ, các DN cung ứng dịch vụ đại lý thuế vẫn vô tư cung ứng dịch vụ kế toán, không cần đến chứng chỉ hành nghề kế toán.

Việc thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán đã được tổ chức với hình thức "kỳ thi cấp quốc gia" từ năm 2005, được gộp chung với kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Đó là quy định không hợp lý, bởi yêu cầu về chuyên môn giữa DVKT và kiểm toán khác nhau rất lớn. Hơn nữa, từ năm 2005 đến nay, trước khi thi, Hội KTKT đều tổ chức việc ôn thi cho những người tham gia. Song, nội dung được giảng dạy tại lớp khi ôn thi và đề thi lại không hề có liên quan gì đến nhau. Các câu hỏi của đề thi, dường như là để "đánh đố" người dự thi.

Khoản 2.3 thông tư 72/2007/TT-BTC quy định về điều kiện hành nghề đối với DNDVKT là: a) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán; b) Có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, trong đó GĐ DN phải là người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên”. Quy định trên trái với khoản 1, điều 41 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31.5.2004 của Chính phủ. Đây là ví dụ điển hình cho việc thông tư của bộ sửa nghị định của Chính phủ và đã được nêu rất nhiều lần trong các hội nghị, hội thảo. Hội KTKTđã có nhiều văn bản đề nghị xóa bỏ điều kiện "trong đó GĐ DN phải là người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên”. Song, không hiểu vì lý do gì Bộ Tài chính vẫn....im lặng!

Phát triển dịch vụ kế toán là cần thiết, khách quan nhằm hỗ trợ cho các DN, chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, làm tốt công tác kế toán và quản lý tài chính, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật. Vì vậy, đã đến lúc phải có những biện pháp kiên quyết, có hiệu quả hơn để tháo gỡ những khó khăn nêu trên để các DNDVKT tồn tại và phát triển.

Mía đường Nhiệt điện Gia Lai thành lập công ty con tại Singapore

Thành lập Công ty con kinh doanh bán buôn đường và các sản phẩm sau đường, hàng nông sản...

SEC: Nghị quyết HĐQT về việc thành lập Công ty con tại Singapore SEC: Số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành là 38.999.772 cp SEC: Thay đổi Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 9 SEC: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã bán 1.800.000 qm Sau M&A giữa BHS và NHS sẽ đến cặp đôi SBT và SEC? SEC: Ông Nguyễn Văn Lừng - Phó TGĐ đăng ký bán 10.000 cp Xem thêm
Công ty Cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai ( SEC ) công bố Nghị quyết HĐQT về việc đầu tư thành lập công ty con tại Singapore.

HĐQT công ty chấp thuận việc đầu tư ra nước ngoài để thành lập công ty con tại Singapore với tên gọi Công ty TNHH Tư nhân SECS (SECS Private Limited Company - SEC Pte. Ltd). Vốn đăng ký thành lập công ty 700.000 USD, tương đương 14,7 tỷ đồng. Công ty con có hoạt động chính là bán buôn đường cùng các sản phẩm sau đường, hàng nông sản.

SEC dự kiến sản lượng giao dịch đường và các sản phẩm sau đường ước tính 6 nghìn tấn/năm, hàng nông sản 1 nghìn tấn/năm.

Giám đốc 8x của SEC là ông Nguyễn Thanh Ngữ (sinh năm 1987) được cử làm người đại diện theo pháp luật của SECS Pte. Ltd.

Trong trao đổi gần đây với báo chí, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công cho biết tập đoàn này đang có kế hoạch thực hiện M&A giữa Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) và Mía đường Nhiệt điện Gia Lai.

Wednesday, September 10, 2014

Nhiều doanh nghiệp dịch vụ kế toán sẽ… “biến mất”

(TBKTSG) - Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán (sau đây gọi tắt là dự thảo) đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ và đưa ra trưng cầu ý kiến góp ý. Dự thảo chỉ sửa 10 điều của Luật Kế toán được Quốc hội thông qua năm 2003, trong đó, điều 55 về hành nghề kế toán được chia thành chín điều, từ 55a đến 55k. Nội dung bổ sung quan trọng nhất là đặt ra những điều kiện hành nghề khắt khe hơn.

Luật gia Vũ Xuân Tiền(*)
Hành nghề kế toán phải tuân thủ những điều kiện khắt khe hơn. Ảnh minh họa, TL SGT
Không cần thiết và thiếu tính khả thi
Điều 55d về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên phải có đủ các điều kiện: a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật; b) Có ít nhất ba kế toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn; c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là kế toán viên hành nghề; d) Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; đ) Phần vốn góp của người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp; phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ của công ty.
Những điều kiện nêu trên là không cần thiết. Ban soạn thảo đã áp đặt những quy định đối với quản lý hoạt động kinh doanh của lĩnh vực kiểm toán độc lập cho dịch vụ kế toán. Trong khi đó, từ phạm vi hoạt động đến giá trị pháp lý của kết quả giữa dịch vụ kế toán và kiểm toán độc lập có sự khác nhau rất cơ bản.
Kiểm toán độc lập có báo cáo kiểm toán riêng và báo cáo này được sử dụng với nhiều mục đích như tham gia đấu thầu, vay vốn, liên doanh, liên kết, chia lợi nhuận... Ngược lại, các sổ sách kế toán và báo cáo tài chính do doanh nghiệp dịch vụ kế toán lập cho khách hàng, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khách hàng vẫn phải ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hơn nữa, các sổ kế toán và báo cáo tài chính này, trong phần lớn trường hợp, chỉ phục vụ mục đích kê khai, quyết toán thuế. Vì vậy, yêu cầu “có ít nhất ba kế toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn” là quá mức cần thiết.
Điều kiện “người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty TNHH phải là kế toán viên hành nghề” cũng là điều kiện vô lý. Bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của doanh nghiệp nên phải có kinh nghiệm quản lý, kiến thức tương đối toàn diện. Không phải bất cứ ai có chứng chỉ hành nghề kế toán cũng có kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp. Do đó, chỉ cần quy định giám đốc (hoặc tổng giám đốc) doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán và chỉ người có chứng chỉ hành nghề kế toán mới được ký hợp đồng dịch vụ kế toán là đủ.
Điều kiện “bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ” lại là một “sáng tạo” lạ đời! Bởi lẽ dịch vụ kế toán không đòi hỏi vốn lớn, cũng không phải là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm có thể phải bồi thường vật chất đến mức phải quy định vốn pháp định. Những rủi ro thường gặp trong dịch vụ kế toán đều có nguyên nhân từ sự không hợp pháp của chứng từ, tài liệu được sử dụng trong công tác kế toán. Song, các hợp đồng dịch vụ kế toán đều quy định về trách nhiệm của khách hàng là “chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự hợp pháp của chứng từ, tài liệu kế toán được cung cấp để sử dụng trong công tác kế toán”. Do đó, những khoản mà doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải bồi thường cho khách hàng (nếu có) thường chỉ là phạt vi phạm hành chính từ những lỗi kỹ thuật của kế toán viên.
Quy định “phần vốn góp của người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp...” là không khả thi. Bởi lẽ dịch vụ kế toán là lĩnh vực “năng nhặt, chặt bị”, không phải cứ có chứng chỉ hành nghề là đã có tiền để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn một công ty TNHH có năm thành viên (trong đó, ba thành viên có chứng chỉ hành nghề kế toán) có vốn điều lệ 1 tỉ đồng, thì ba thành viên có chứng chỉ hành nghề phải góp ít nhất 505 triệu đồng. Rất ít người có đủ số tiền theo yêu cầu trên để góp vốn.
Đi ngược lại yêu cầu cải cách thủ tục hành chính
Theo quy định của Luật Kế toán hiện hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ cần có hai người có chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành nghề với Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam (VAA). Song, theo dự thảo sửa đổi, doanh nghiệp phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán với quy định về hồ sơ gồm: 1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư; 3. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán của các kế toán viên hành nghề; 4. Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kế toán viên hành nghề; 5. Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty TNHH; 6. Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.
Như vậy, có hai giấy phép con xuất hiện là giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán của các kế toán viên hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. Điều này đi ngược lại yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Điều ngạc nhiên lớn nhất là những người đã đủ những tiêu chuẩn khá cao và có tới năm năm làm kế toán phải qua một kỳ thi quốc gia mới có thể lấy được “chứng chỉ hành nghề kế toán”. Bản thân chứng chỉ hành nghề đã là một “giấy phép con”, nhưng để được hành nghề lại phải xin cấp giấy chứng nhận hành nghề? Phải chăng giấy chứng nhận hành nghề có giá trị pháp lý cao hơn chứng chỉ hành nghề và có một “giấy phép con” mới chồng lên “giấy phép con” cũ?
Hơn nữa, trong cải cách thủ tục hành chính, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, với những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, luật pháp cho phép có hai trường hợp: phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và được phép kinh doanh khi có đủ điều kiện. Dịch vụ kế toán ở trường hợp thứ hai đã thực hiện từ năm 2007 đến nay. Không biết vì lý do gì, Bộ Tài chính lại “nâng cấp” dịch vụ kế toán lên ngang tầm với kiểm toán độc lập và các ngân hàng, công ty chứng khoán? Và còn không biết “các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định” sẽ là những giấy tờ gì nữa? Rất có thể khi luật đã cho phép, một thông tư của Bộ Tài chính sẽ “đẻ” thêm những thủ tục khác chỉ để... “hành” doanh nghiệp!
Nếu những quy định vô lý, thiếu tính khả thi như trên được thông qua, trong những năm tới sẽ có nhiều doanh nghiệp dịch vụ kế toán biến mất trên thị trường. Sự biến mất của các doanh nghiệp theo một trong hai cách. Thứ nhất là chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán vì chủ doanh nghiệp không đủ sức (cả về thời gian lẫn tiền bạc) để “xin” các giấy phép con. Thứ hai là không đăng ký hành nghề, không xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn vô tư kinh doanh dịch vụ kế toán. Chắc chắn sự “biến mất” theo cách thứ hai sẽ gia tăng. Bộ Tài chính có đủ lực lượng để kiểm tra xử phạt?
(*) Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam

Sửa Luật Kế toán, nhiều quy định “hành” doanh nghiệp

(ĐTCK) Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam, Trưởng ban Nghiên cứu pháp luật và tư vấn, Chi hội Kế toán hành nghề Việt Nam cho rằng, Dự luật Kế toán sửa đổi đưa ra nhiều quy định “hành” DN, khi “đẻ” ra tới 9 loại giấy phép con.

9 loại giấy phép con mà ông phát hiện trong Dự thảo luật bao gồm những loại nào?
Tôi không đồng ý với dự thảo Luật khi sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán. Ban soạn thảo đã “vẽ” ra tới 9 loại giấy phép con như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; những người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải xin giấy chứng nhận đăng ký hành nghề mới được phép hành nghề; người đại diện theo pháp luật, giám đốc của DN kinh doanh dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán… Mục đích của việc đặt ra quá nhiều loại giấy phép con này là gì, nếu không phải là “hành” DN, gây khó cho những người muốn kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ kế toán?

Theo Ban soạn thảo, việc đưa ra các điều kiện chặt như vậy là nhằm kiểm soát tốt hơn chất lượng dịch vụ kế toán, tránh những hệ lụy phát sinh?

Tôi không đồng ý với lý lẽ như vậy, bởi những nội dung trong Dự thảo luật cho thấy, Ban soạn thảo muốn áp đặt phương thức quản lý đối với dịch vụ kiểm toán độc lập cho hoạt động dịch vụ kế toán. Đây là cách tiếp cận không hợp lý, bởi thổi phồng quá mức tầm quan trọng của dịch vụ kế toán. Trên thực tế, dịch vụ kiểm toán độc lập và dịch vụ kế toán khác xa nhau. Trong khi kiểm toán độc lập được hành nghề trong mọi lĩnh vực, thì dịch vụ kế toán chỉ phục vụ cho đối tượng là DN siêu nhỏ và nhỏ. Các DNNN không được sử dụng dịch vụ kế toán. Các DN quy mô vừa và lớn, các DN đã niêm yết trên TTCK, các ngân hàng cũng không sử dụng dịch vụ kế toán, mà tổ chức bộ máy kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý. Báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập được sử dụng cho nhiều mục đích quan trọng như: chia lợi nhuận, liên doanh, đấu thầu…, trong khi với báo cáo tài chính do dịch vụ kế toán cung cấp, thì khách hàng của DN kinh doanh dịch vụ kế toán là người đại diện theo pháp luật của DN ký và chịu trách nhiệm. Báo cáo này phần lớn phục vụ cho mục đích quyết toán thuế.
Nếu những bất hợp lý trên không được Ban soạn thảo sửa đổi trước khi ban hành, thì sẽ “bóp chết” thị trường kế toán còn rất non trẻ, mới hình thành và phát triển được 10 năm.

Có ý kiến cho rằng, việc Ban soạn thảo đưa ra quy định người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán thì mới được hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán chẳng khác nào “đẻ” ra giấy phép cháu. Ông có nghĩ như vậy, với tư cách là người có 10 năm kinh nghiệm điều hành DN dịch vụ kế toán?

Đúng là với quy định trên, những người hành nghề dịch vụ kế toán cảm thấy họ không chỉ có nguy cơ đối mặt với những phiền toán do giấy phép con gây ra, mà còn bị “hành” bởi giấy phép cháu. Điều này chứng tỏ một số quy định mà Ban soạn thảo đề xuất bổ sung vào Dự thảo Luật Kế toán là không cần thiết, thiếu tính khả thi, đi ngược lại xu thế cải cách thủ tục hành chính.
Theo ông, bất cập trên cần được khắc phục theo hướng nào, để vừa đạt được mục tiêu quản lý, vừa góp phần tạo thuận lợi cho thị trường kế toán phát triển?
Tôi đề nghị trong lần sửa đổi này, Luật Kế toán cần được sửa đổi mang tính rộng hơn, với tư tưởng cải cách mạnh mẽ hơn theo tư duy thị trường, thay vì chỉ dừng lại ở số chương, điều hạn chế như đề xuất của Ban soạn thảo. Nói như vậy không có nghĩa là “phá bỏ” những quy định hợp lý, phù hợp với yêu cầu của thực tế đã được chứng minh sau 10 năm áp dụng. Với các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán được Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi như trên, đó là biểu hiện của việc “phá bỏ” các quy định hợp lý, trong khi lẽ ra cần được kế thừa. Để không làm phát sinh 9 loại giấy phép con, cháu như trên, Ban soạn thảo nên giữ nguyên các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán như quy định của luật hiện hành. Nếu vấn đề này được sửa đổi như dự thảo, thì sẽ gây khó dễ cho các DN kinh doanh dịch vụ kế toán.
Hữu Đạo

Saturday, September 6, 2014

Siết chặt hơn việc thành lập công ty chứng khoán

Thành lập công ty chứng khoán

Trong buổi thảo luận về luật chứng khoán sửa đổi sáng nay, các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội nhất trí cần siết chặt hơn nữa điều kiện thành lập công ty chứng khoán.
Theo báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, một trong những thiếu sót của dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi là chưa đề cập tới việc nâng điều kiện cấp giấy phép thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội – Trương Thị Mai góp ý, hiện Việt Nam đã có 105 công ty chứng khoán và 47 công ty quản lý quỹ - thuộc diện đứng đầu các nước trong khu vực về các tổ chức trung gian cho thị trường chứng khoán. Thế nhưng, quy mô của thị trường nội địa lại bé hơn rất nhiều so với các nước khác.
Luật chứng khoán mới sẽ nâng điều kiện thành lập công ty chứng khoán. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Luật chứng khoán mới sẽ nâng điều kiện thành lập công ty chứng khoán. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Vị chủ nhiệm này cũng lưu ý, việc cấp phép ào ạt các tổ chức trung gian mà không thẩm định kỹ càng, không kiểm soát chặt chẽ thì rất có thể gây ra các vấn đề mang tính xã hội khi những đơn vị bị đổ vỡ. Vì vậy, trong lần chỉnh sửa này, cơ quan soạn thảo nên bổ sung việc sửa đổi điều kiện cấp phép thành lập công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo hướng nâng cao hơn các tiêu chuẩn.
Phát biểu tại buổi thảo luận, ông Vũ Bằng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin, trên thực tế, dù chưa sửa đổi điều kiện nhưng cơ quan quản lý thị trường đã tiến hành những biện pháp thắt chặt điều kiện thành lập mặc dù điều này chưa hẳn phù hợp với luật chứng khoán đang có hiệu lực. Tuy nhiên, ông Bằng cũng nhất trí với đề xuất bổ sung việc sửa đổi điều kiện thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính giải thích thêm, thị trường chứng khoán mới phát triển mạnh trong 3-4 năm gần đây và khi đưa ra điều kiện thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thì đang là lúc cần kích thích sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy việc thành lập quá dễ dàng có thể tiềm ẩn những rủi ro sau này thì Bộ Tài chính đã đề xuất nâng dần các điều kiện lên nhưng vẫn không kịp với sự phát triển.
Có lúc thị trường phát triển mạnh, vốn điều lệ đã được nâng lên 100 tỷ đồng mà các công ty chứng khoán vẫn đua thành lập mới bởi chỉ cần hoạt động vài tháng là có lãi. Chỉ khi vốn được dự kiến nâng lên 150 tỷ đồng, kèm theo thị trường đi xuống thì việc mở công ty mới chững lại, ông Ninh nói.
Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng khẳng định, cần phải bổ sung sửa đổi điều kiện thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. “Phải siết lại để tránh tình trạng thành lập tràn lan. Trước đây, Quốc hội đã phê bình là cho thành lập quá nhiều ngân hàng thương mại với những điều kiện quá lỏng, trong tổ chức thực hiện quá dễ dài và không có kiểm soát”, vị Phó chủ tịch Quốc hội này nhấn mạnh.
Hoàng Ly

Khai sinh doanh nghiệp sẽ mất không quá 6 ngày

Thành lập doanh nghiệp sẽ mất không quá 6 ngày

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, qua đó giảm thời gian thành lập doanh nghiệp 6 lần so với hiện nay dịch vụ kế toán.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB) về môi trường kinh doanh (Doing Businese 2014), Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thủ tục hành chính phức tạp khi doanh nghiệp phải mất tới hơn một tháng (34 ngày) để làm thủ tục thành lập, xếp thứ 109 trong tổng số 189 nền kinh tế.
Trong Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vừa ban hành, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách là cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, phấn đấu đến hết năm 2015 thời gian thành lập doanh nghiệp giảm còn tối đa 6 ngày (rút ngắn hơn 6 lần so với hiện nay). Đồng thời, cải thiện các khâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp.
khai-sinh-doanh-nghiep-2636-1395656613.j
Thủ tướng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp bớt quá tải.
Bên cạnh đó, thời gian nộp thuế mục tiêu giảm 5 lần, về còn 171 giờ mỗi năm. Hiện Việt Nam là quốc gia có lượng thời gian tiêu tốn cho nộp thuế cao nhất trong khu vực với 876 giờ mỗi năm, trong khi Indonesia là 259 giờ, Thái Lan 264 giờ, Phillipines 193 giờ, Malaysia 133 giờ và Singapore là 82 giờ. Thời gian giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu rút xuống còn tối đa còn 30 tháng (2,5 năm), so với hiện nay là 5 năm.
Nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Nghị quyết cũng yêu cầu giảm thời gian thông qua về bằng mức trung bình nhóm nước ASEAN-6, cụ thể là 14 ngày với xuất khẩu và nhập khẩu là 13 ngày. Năm 2013, thời gian xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam là 21 ngày.
Cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Do vậy, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng với một số công trình hiện đại, đồng thời có cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để huy động các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Năm 2013, môi trường kinh doanh Việt Nam bị xếp hạng 99 trong tổng số 189 nền kinh tế, giảm một bậc so với năm trước. Năng lực cạnh tranh quốc gia cũng bị các tổ chức quốc tế đánh giá ở mức trung bình thấp so với các nước ASEAN, chậm được cải thiện, đáng lưu ý là những vướng mắc về thành lập doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán...
Chuyên gia kinh tế Edmund Malesky nhận định Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào do phải chịu gánh nặng về các quy định pháp luật, chất lượng dịch vụ hành chính công quá lớn. Các doanh nghiệp FDI cũng chia sẻ đang bị quá tải do sự thiếu ổn định về chính sách, đặc biệt là các quy định liên quan đến thuế khiến doanh nghiệp mất nhiều công sức xây dựng các chiến lược mới để ứng phó.
Phương Linh

Thành lập doanh nghiệp,thành lập công ty, dịch vụ kế toán