Saturday, September 6, 2014

Khai sinh doanh nghiệp sẽ mất không quá 6 ngày

Thành lập doanh nghiệp sẽ mất không quá 6 ngày

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, qua đó giảm thời gian thành lập doanh nghiệp 6 lần so với hiện nay dịch vụ kế toán.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB) về môi trường kinh doanh (Doing Businese 2014), Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thủ tục hành chính phức tạp khi doanh nghiệp phải mất tới hơn một tháng (34 ngày) để làm thủ tục thành lập, xếp thứ 109 trong tổng số 189 nền kinh tế.
Trong Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vừa ban hành, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách là cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, phấn đấu đến hết năm 2015 thời gian thành lập doanh nghiệp giảm còn tối đa 6 ngày (rút ngắn hơn 6 lần so với hiện nay). Đồng thời, cải thiện các khâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp.
khai-sinh-doanh-nghiep-2636-1395656613.j
Thủ tướng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp bớt quá tải.
Bên cạnh đó, thời gian nộp thuế mục tiêu giảm 5 lần, về còn 171 giờ mỗi năm. Hiện Việt Nam là quốc gia có lượng thời gian tiêu tốn cho nộp thuế cao nhất trong khu vực với 876 giờ mỗi năm, trong khi Indonesia là 259 giờ, Thái Lan 264 giờ, Phillipines 193 giờ, Malaysia 133 giờ và Singapore là 82 giờ. Thời gian giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu rút xuống còn tối đa còn 30 tháng (2,5 năm), so với hiện nay là 5 năm.
Nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Nghị quyết cũng yêu cầu giảm thời gian thông qua về bằng mức trung bình nhóm nước ASEAN-6, cụ thể là 14 ngày với xuất khẩu và nhập khẩu là 13 ngày. Năm 2013, thời gian xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam là 21 ngày.
Cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Do vậy, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng với một số công trình hiện đại, đồng thời có cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để huy động các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Năm 2013, môi trường kinh doanh Việt Nam bị xếp hạng 99 trong tổng số 189 nền kinh tế, giảm một bậc so với năm trước. Năng lực cạnh tranh quốc gia cũng bị các tổ chức quốc tế đánh giá ở mức trung bình thấp so với các nước ASEAN, chậm được cải thiện, đáng lưu ý là những vướng mắc về thành lập doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán...
Chuyên gia kinh tế Edmund Malesky nhận định Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào do phải chịu gánh nặng về các quy định pháp luật, chất lượng dịch vụ hành chính công quá lớn. Các doanh nghiệp FDI cũng chia sẻ đang bị quá tải do sự thiếu ổn định về chính sách, đặc biệt là các quy định liên quan đến thuế khiến doanh nghiệp mất nhiều công sức xây dựng các chiến lược mới để ứng phó.
Phương Linh

Thành lập doanh nghiệp,thành lập công ty, dịch vụ kế toán