Thursday, September 11, 2014

Doanh nghiệp dịch vụ kế toán gặp khó

Luật Kế toán VN có hiệu lực thi hành từ 1.1.2004. Hơn 8 năm qua, đã có nhiều DN kinh doanh dịch vụ kế toán (DNDVKT) được thành lập và hoạt động. Song, hiện nay các DNDVKT đang gặp những khó khăn quá lớn.

Lực lượng cạnh tranh gay gắt nhất là những người đang hành nghề dịch vụ kế toán tự do, còn gọi là "kế toán chạy sô". Hầu hết các "kế toán chạy sô" đều không có chứng chỉ hành nghề kế toán, không đăng ký kinh doanh. "Kế toán chạy sô" đã "đánh bại" các DNDVKT với phí dịch vụ rất thấp. Và đương nhiên, do không đăng ký hành nghề nên cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và Hội Kế toán - Kiểm toán VN (KTKT) không thể kiểm tra, giám sát được chất lượng dịch vụ.

Tình trạng vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp đã xảy ra một cách phổ biến. Không ít trường hợp đã "bỏ của chạy lấy người" khi năng lực chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu, gây hậu quả lớn cho DN sử dụng DVKT. Nghiêm trọng hơn, đã xuất hiện tình trạng giữ chứng từ kế toán của chủ DN để "tống tiền". Theo quy định của pháp luật, phần lớn các Cty kiểm toán đều cung ứng dịch vụ kế toán. Với cái danh kiểm toán, các Cty kiểm toán độc lập dễ dàng tranh giành khách hàng với các DN làm dịch vụ kế toán đơn thuần. Dịch vụ đại lý thuế cũng chen chân vào lĩnh vực kế toán. Do có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ, các DN cung ứng dịch vụ đại lý thuế vẫn vô tư cung ứng dịch vụ kế toán, không cần đến chứng chỉ hành nghề kế toán.

Việc thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán đã được tổ chức với hình thức "kỳ thi cấp quốc gia" từ năm 2005, được gộp chung với kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Đó là quy định không hợp lý, bởi yêu cầu về chuyên môn giữa DVKT và kiểm toán khác nhau rất lớn. Hơn nữa, từ năm 2005 đến nay, trước khi thi, Hội KTKT đều tổ chức việc ôn thi cho những người tham gia. Song, nội dung được giảng dạy tại lớp khi ôn thi và đề thi lại không hề có liên quan gì đến nhau. Các câu hỏi của đề thi, dường như là để "đánh đố" người dự thi.

Khoản 2.3 thông tư 72/2007/TT-BTC quy định về điều kiện hành nghề đối với DNDVKT là: a) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán; b) Có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, trong đó GĐ DN phải là người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên”. Quy định trên trái với khoản 1, điều 41 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31.5.2004 của Chính phủ. Đây là ví dụ điển hình cho việc thông tư của bộ sửa nghị định của Chính phủ và đã được nêu rất nhiều lần trong các hội nghị, hội thảo. Hội KTKTđã có nhiều văn bản đề nghị xóa bỏ điều kiện "trong đó GĐ DN phải là người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên”. Song, không hiểu vì lý do gì Bộ Tài chính vẫn....im lặng!

Phát triển dịch vụ kế toán là cần thiết, khách quan nhằm hỗ trợ cho các DN, chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, làm tốt công tác kế toán và quản lý tài chính, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật. Vì vậy, đã đến lúc phải có những biện pháp kiên quyết, có hiệu quả hơn để tháo gỡ những khó khăn nêu trên để các DNDVKT tồn tại và phát triển.

Thành lập doanh nghiệp,thành lập công ty, dịch vụ kế toán