(ĐTCK) Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam, Trưởng ban Nghiên cứu pháp luật và tư vấn, Chi hội Kế toán hành nghề Việt Nam cho rằng, Dự luật Kế toán sửa đổi đưa ra nhiều quy định “hành” DN, khi “đẻ” ra tới 9 loại giấy phép con.
9 loại giấy phép con mà ông phát hiện trong Dự thảo luật bao gồm những loại nào?
Tôi không đồng ý với dự thảo Luật khi sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán. Ban soạn thảo đã “vẽ” ra tới 9 loại giấy phép con như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; những người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải xin giấy chứng nhận đăng ký hành nghề mới được phép hành nghề; người đại diện theo pháp luật, giám đốc của DN kinh doanh dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán… Mục đích của việc đặt ra quá nhiều loại giấy phép con này là gì, nếu không phải là “hành” DN, gây khó cho những người muốn kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ kế toán?
Nếu những bất hợp lý trên không được Ban soạn thảo sửa đổi trước khi ban hành, thì sẽ “bóp chết” thị trường kế toán còn rất non trẻ, mới hình thành và phát triển được 10 năm.
Theo ông, bất cập trên cần được khắc phục theo hướng nào, để vừa đạt được mục tiêu quản lý, vừa góp phần tạo thuận lợi cho thị trường kế toán phát triển?
Tôi đề nghị trong lần sửa đổi này, Luật Kế toán cần được sửa đổi mang tính rộng hơn, với tư tưởng cải cách mạnh mẽ hơn theo tư duy thị trường, thay vì chỉ dừng lại ở số chương, điều hạn chế như đề xuất của Ban soạn thảo. Nói như vậy không có nghĩa là “phá bỏ” những quy định hợp lý, phù hợp với yêu cầu của thực tế đã được chứng minh sau 10 năm áp dụng. Với các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán được Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi như trên, đó là biểu hiện của việc “phá bỏ” các quy định hợp lý, trong khi lẽ ra cần được kế thừa. Để không làm phát sinh 9 loại giấy phép con, cháu như trên, Ban soạn thảo nên giữ nguyên các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán như quy định của luật hiện hành. Nếu vấn đề này được sửa đổi như dự thảo, thì sẽ gây khó dễ cho các DN kinh doanh dịch vụ kế toán.
Tôi không đồng ý với dự thảo Luật khi sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán. Ban soạn thảo đã “vẽ” ra tới 9 loại giấy phép con như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; những người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải xin giấy chứng nhận đăng ký hành nghề mới được phép hành nghề; người đại diện theo pháp luật, giám đốc của DN kinh doanh dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán… Mục đích của việc đặt ra quá nhiều loại giấy phép con này là gì, nếu không phải là “hành” DN, gây khó cho những người muốn kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ kế toán?
Theo Ban soạn thảo, việc đưa ra các điều kiện chặt như vậy là nhằm kiểm soát tốt hơn chất lượng dịch vụ kế toán, tránh những hệ lụy phát sinh?
Tôi không đồng ý với lý lẽ như vậy, bởi những nội dung trong Dự thảo luật cho thấy, Ban soạn thảo muốn áp đặt phương thức quản lý đối với dịch vụ kiểm toán độc lập cho hoạt động dịch vụ kế toán. Đây là cách tiếp cận không hợp lý, bởi thổi phồng quá mức tầm quan trọng của dịch vụ kế toán. Trên thực tế, dịch vụ kiểm toán độc lập và dịch vụ kế toán khác xa nhau. Trong khi kiểm toán độc lập được hành nghề trong mọi lĩnh vực, thì dịch vụ kế toán chỉ phục vụ cho đối tượng là DN siêu nhỏ và nhỏ. Các DNNN không được sử dụng dịch vụ kế toán. Các DN quy mô vừa và lớn, các DN đã niêm yết trên TTCK, các ngân hàng cũng không sử dụng dịch vụ kế toán, mà tổ chức bộ máy kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý. Báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập được sử dụng cho nhiều mục đích quan trọng như: chia lợi nhuận, liên doanh, đấu thầu…, trong khi với báo cáo tài chính do dịch vụ kế toán cung cấp, thì khách hàng của DN kinh doanh dịch vụ kế toán là người đại diện theo pháp luật của DN ký và chịu trách nhiệm. Báo cáo này phần lớn phục vụ cho mục đích quyết toán thuế.Nếu những bất hợp lý trên không được Ban soạn thảo sửa đổi trước khi ban hành, thì sẽ “bóp chết” thị trường kế toán còn rất non trẻ, mới hình thành và phát triển được 10 năm.
Có ý kiến cho rằng, việc Ban soạn thảo đưa ra quy định người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán thì mới được hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán chẳng khác nào “đẻ” ra giấy phép cháu. Ông có nghĩ như vậy, với tư cách là người có 10 năm kinh nghiệm điều hành DN dịch vụ kế toán?
Đúng là với quy định trên, những người hành nghề dịch vụ kế toán cảm thấy họ không chỉ có nguy cơ đối mặt với những phiền toán do giấy phép con gây ra, mà còn bị “hành” bởi giấy phép cháu. Điều này chứng tỏ một số quy định mà Ban soạn thảo đề xuất bổ sung vào Dự thảo Luật Kế toán là không cần thiết, thiếu tính khả thi, đi ngược lại xu thế cải cách thủ tục hành chính.Theo ông, bất cập trên cần được khắc phục theo hướng nào, để vừa đạt được mục tiêu quản lý, vừa góp phần tạo thuận lợi cho thị trường kế toán phát triển?
Tôi đề nghị trong lần sửa đổi này, Luật Kế toán cần được sửa đổi mang tính rộng hơn, với tư tưởng cải cách mạnh mẽ hơn theo tư duy thị trường, thay vì chỉ dừng lại ở số chương, điều hạn chế như đề xuất của Ban soạn thảo. Nói như vậy không có nghĩa là “phá bỏ” những quy định hợp lý, phù hợp với yêu cầu của thực tế đã được chứng minh sau 10 năm áp dụng. Với các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán được Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi như trên, đó là biểu hiện của việc “phá bỏ” các quy định hợp lý, trong khi lẽ ra cần được kế thừa. Để không làm phát sinh 9 loại giấy phép con, cháu như trên, Ban soạn thảo nên giữ nguyên các quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán như quy định của luật hiện hành. Nếu vấn đề này được sửa đổi như dự thảo, thì sẽ gây khó dễ cho các DN kinh doanh dịch vụ kế toán.
Hữu Đạo